Hàn The (Borax-Pentahydrate-Na2B4O7 )

Hàn The (Borax-Pentahydrate-Na2B4O7 )

 

Đặc điểm:

Borax (Sodium Tetraborate Decahydrate hoặc Sodium Borate Decahydrate) chúng ta thường gọi là Hàn the.

Borax có sẵn trong thiên nhiên, thường được tìm thấy ở đáy các hồ nước mặn sau khi các hồ này khô cạn.

Borax trong thiên nhiên là các khối tinh thể không màu. Bột hàn the bán ở các tiệm thực phẩm là bột Borax đã được làm cho khô nước nên có màu trắng đục.

Công dụng:

Vì có sẵn trong thiên nhiên nên Borax đã được dùng từ thời xa xưa để khử trùng, giặt tẩy quần áo. Ngày nay, Borax vẫn được sử dụng trong nhiều sản phẩm giặt tẩy, thậm chí nó còn có trong công thức của một số chất làm trắng răng

Borax là hóa chất được dùng cho nhiều việc trong phòng thí nghiệm như là một chất có tác dụng cân bằng độ pH (Borax có độ pH = 8).

Borax có tác dụng làm mềm nước như mô tả các phương trình hóa học sau:

Ca2+  + Na2B4O7  → CaB4O7 ↓ + 2 Na+

Mg2+  + Na2B4O7  → MgB4O7 ↓ + 2 Na+

Trong ngành luyện kim: Borax nóng chảy làm hoà tan các oxide kim loại nên có tác dụng làm sạch bề mặt của kim loại nóng, giúp cho quá trình hàn kim loại diễn ra tốt hơn.

Borax làm gia tăng khả năng chịu nhiệt của tăng thủy tinh hay đồ sành sứ.

Trong ngành gỗ, quét hoặc nhúng dung dịch chứa Borax lên gỗ để tránh bị mối mọt do có tác dụng diệt côn trùng.

Borax là chất phụ gia thực phẩm với ký hiệu E285, tuy vậy, Borax vẫn bị cấm sử dụng trong thực phẩm ở một số nước.

Ở các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam chẳng hạn, Borax được dùng để làm tăng thời gian bảo quản của thực phẩm. Do đó cần thận trọng khi ăn quá nhiều các thức ăn có chứa Borax trong thời gian dài.

Độc tính

Theo một nghiên cứu, Borax không phải chất độc cấp tính. Thậm chí, trên một số trang web về thuốc trừ sâu thì Borax nằm trong danh mục những chất không gây độc cho con người.

EPA gỡ bỏ các hạn chế đối với Borax trong các nông sản thô vào năm 1986 do độc tính thấp cũng như sự sẵn có trong tự nhiên của nó.

Khi hít phải bụi hàn the với số lượng nhiều khi có thể gây kích ứng đường hô hấp.

Ăn phải có thể gây đau dạ dày như buồn nôn, ói mửa liên tục, đau bụng và tiêu chảy.

Tác dụng trên hệ thống mạch máu và não bao gồm nhức đầu và thờ ơ, nhưng ít gặp hơn.

Một bản dự thảo đánh giá rủi ro của Bộ Y Tế Canada trong tháng 7 năm 2016 đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc quá nhiều acid boric có khả năng gây ảnh hưởng sức khỏe phát triển và sinh sản.

Trích từ Wikipedia

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *